Nấm Candida Albicans gây nên ngứa, viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Nhiều chị em thắc mắc liệu có thể phòng và trị nấm Candida bằng nước rửa phụ khoa không? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề này.
Nấm Candida là gì?
Nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men) âm đạo là bệnh nhiễm trùng do nấm Candida. Theo một con số thống kê, trên 50% phụ nữ bị nhiễm nấm Candida ít nhất một lần trong đời.
Ở phụ nữ, cơ thể khỏe mạnh, với độ pH lý tưởng tạo “hàng rào” bảo vệ tự nhiên cho vùng kín chống tác nhân gây bệnh như: nấm Candida, vi khuẩn… Nếu môi trường axit mất cân bằng độ pH vùng kín tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh phụ khoa.
Phụ nữ dễ mắc và tái phát nấm Candida ở giai đoạn mang thai, nồng độ estrogen nữ tăng và giữ vệ sinh kém khiến vùng kín bị ẩm ướt hoặc mặc đồ lót quá chật và hầm bí…
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida
Khi bị nhiễm nấm Candida, bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau tùy theo tình trạng bệnh:
– Vùng kín tấy đỏ, ngứa và đau rát. Nếu bạn dùng tay gãi khiến cho nấm lan sang hậu môn, bẹn.
– Dịch nhày bất thường, màu trắng vón cục, đóng mảng dày dính vào thành âm đạo, nhưng không hôi. Kèm theo khí hư ra nhiều
– Quan hệ có cảm giác bị đau.
– Niêm mạc âm đạo có thể viêm đỏ.
– Đi tiểu nhiều và khó khăn.
Cách biện pháp phòng nấm Candida
Đối với phụ nữ, cơ thể khỏe mạnh độ pH lý tưởng tạo “hàng rào” bảo vệ tự nhiên cho vùng kín chống tác nhân gây bệnh như: nấm Candida, vi khuẩn… Ngược lại, môi trường axit mất cân bằng độ pH vùng kín tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh phụ khoa. Viêm nhiễm, ngứa vùng kín do nấm Candida thường hay tái phát nên muốn khỏi bệnh phải phòng và trị cho cả hai vợ chồng.
Giữ vùng chữ V thoáng sạch
Vùng kín ẩm ướt, đồ lót bó sát, quá chật… đều là nguyên nhân khiến cho khu vực này bị nấm Candida tấn công, gây ngứa và viêm nhiễm phụ khoa. Bạn cần giữ cho vùng chữ V luôn sạch và khô thoáng, vệ sinh đúng cách bằng nước rửa phụ khoa phù hợp. Tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida, thậm chí còn gây nên các bệnh phụ khoa khác.
Tránh dùng xà phòng, sữa tắm
Thói quen dùng chung xà phòng, sữa tắm… có chứa chất tẩy rửa để vệ sinh vùng nhạy cảm sẽ làm mất cân bằng pH môi trường âm đạo, khiến nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng nước rửa vệ sinh phụ nữ chuyên dụng cho vùng nhạy cảm.
Rửa bằng lá chè xanh
Cách trị nấm Candida được các bà, các mẹ áp dụng rất phổ biến là cho nắm lá chè xanh đun sôi với nước để xông hơi và rửa vùng kín. Tuy nhiên, lá trà xanh trị nấm cần có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch để không lẫn tạp chất.
Khám phụ khoa 6 tháng/lần
Thường xuyên khám phụ khoa giúp bạn phát hiện sớm bệnh về nấm, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn cách phòng tránh bệnh bệnh phụ khoa tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho vùng nhạy cảm, hạn chế đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, chăm chỉ tập plank để khu vực này luôn săn chắc, dẻo dai.
Mời bạn xem thêm:
- Khi quan hệ xong nên làm gì? Những kinh nghiệm vàng cho bạn
- Nước rửa phụ khoa có rửa mặt được không? chia sẻ chuyên gia
- Cách rửa phụ khoa bằng nước trà xanh an toàn cho nàng
Chọn nước rửa phụ khoa phòng và trị nấm Candida
Nhiều chị em thắc mắc, bị nhiễm nấm Candida có nên sử dụng nước rửa phụ khoa?
BS Lê Thị Kim Dung – Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp khuyên rằng, dùng nước rửa phụ khoa cho cả nam và nữ là cách đơn giản nhất bạn có thể áp dụng hàng ngày để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida.
Cân bằng độ pH
Nước rửa phụ khoa có tính kiềm (hay nồng độ pH) ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên của âm đạo. Khi bị viêm nhiễm, chị em nên chọn nước rửa phụ khoa có tính kiềm nhẹ (độ pH> 4,5) giúp kéo pH vùng kín trở lại mức cân bằng. Thời điểm vùng nhạy cảm bị nấm ngứa, không nên dùng nước rửa phụ khoa có độ pH < 4,5 sẽ khiến nấm càng phát triển mạnh vì lúc này độ pH của khu vực này đã ở mức > 4,5.
Thành phần tự nhiên
Nước rửa phụ khoa an toàn nhất thường chứa thành phần tự nhiên, an toàn làn da vùng nhạy cảm, trong đó có Acid lactic, Trà xanh, Bạc hà, Cúc la mã… giúp tạo độ ẩm tự nhiên, đem lại cảm giác thoáng sạch, diệt nấm, kháng khuẩn và cân bằng độ pH cho vùng kín. Thường xuyên sử dụng nước rửa phụ khoa sẽ bảo vệ “vùng tam giác” khỏi các tác nhân nấm Candida, vi khuẩn gây viêm nhiễm và mùi hôi.
– Acid lactic: giúp cân bằng pH vùng kín, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm Candida. Vì thế, Acid lactic vào trong nước rửa phụ khoa giúp duy trì pH lý tưởng cho vùng kín, an toàn khi sử dụng hàng ngày.
– Trà xanh: Trong lá trà xanh có chứa EGCG (Epigalocatechingalat) là một polyphenol có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn nấm nấm Candida gây bệnh phụ khoa. Vì vậy, thành phần trà xanh được dùng nhiều trong các loại mỹ phẩm cho da mặt và toàn bộ cơ thể và vùng kín rất an toàn.
– Tinh chất bạc hà: Khử mùi hôi, trị nấm ngứa, làm the mát và đem lại cảm giác thoáng sạch. Nước rửa phụ khoa chứa bạc hà với liều lượng vừa phải sẽ không gây khô rát khi dùng hàng ngày.
– Cúc la mã: Chống viêm nhiễm, làm sạch hiệu quả, không gây kích ứng da, phù hợp với vùng da nhạy cảm. Chính vì vậy, phụ nữ trước và sau khi sinh dùng cũng rất an toàn.
Dùng hàng ngày không gây kích ứng
Nước rửa phụ khoa tốt nhất cho phụ nữ, ngoài thành phần tự nhiên thì phải không gây khô rát, kích ứng khi sử dụng hàng ngày. Bạn có thể sử dụng vào buổi sáng và tốt, trước và sau khi quan hệ, ngày đèn đỏ. Chỉ cần cho nước rửa phụ khoa vào lòng bàn tay, massage nhẹ nhàng vùng chữ V trong vòng 1 phút. Rửa lại bằng nước để cảm nhận sự mềm mại, mịn màng và thoáng sạch sau mỗi lần sử dụng.