Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi làm thế nào để bé nhanh khỏi? Đây là điều băn khoăn của không ít bà mẹ khi bé yêu quấy khóc, ngạt mũi, thở bằng miệng, bú kém. Bài viết sau Mỹ Phẩm Việt Hàn xin chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ngạt mũi, những điều nên làm và không nên làm để giúp bé yêu của bạn mau khỏe mạnh!
1. Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nguyên nhân do đâu?
– Ở hầu hết trẻ sơ sinh, ngạt mũi thường là dấu hiệu cảnh báo con bạn đang mắc các căn bệnh đường hô hấp, điển hình là các căn bệnh dưới đây:
- Cảm lạnh: Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh khi không được chăm sóc đúng cách. Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ có biểu hiện ngạt mũi, có thể bị sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy nước mũi.
- Ngạt mũi do dị ứng: Trẻ có thể bị dị ứng với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… Điều này cũng khiến trẻ bị ngạt mũi kèm theo sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt ngứa mũi, biểu hiện là trẻ sẽ đưa tay lên dụi mắt, mũi.
- Cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Hệ miễn dịch và các cơ quan chưa hoàn thiện khiến trẻ sơ sinh dễ bị các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Đặc biệt khi trong gia đình có người bị cảm cúm thì trẻ sơ sinh rất dễ bị lây bệnh. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng khiến trẻ mệt mỏi, rét run, bỏ bú, khó thở, hay quấy khóc, dễ bị nôn trớ khi ăn.
– Ngoài ra trẻ cũng có thể bị ngạt mũi do vướng dị vật trong mũi, điều này vô cùng nguy hiểm bởi dị vật không chỉ khiến trẻ ngạt mũi mà còn gây chảy nước mũi, xước niêm mạc mũi, thậm chí khó thở, suy hô hấp nếu dị vật đó rơi xuống khí quản khi trẻ khóc, hít vào sâu.
– Tuy nhiên không phải trẻ sơ sinh nào bị ngạt mũi cũng là do bệnh lý bởi một số trường hợp mũi còn vướng chất nhày trong bào thai từ khi sinh ra. Một số trường hợp trẻ có dị tật bẩm sinh như hẹp lỗ mũi, phì đại lưỡi bẩm sinh, thiểu sản xương hàm dưới, mềm sụn thanh quản … khiến cho đường thở tăng tiết, ùn đọng nhiều dịch thì trẻ có thể ngạt tắc mũi, thậm chí suy hô hấp ngay từ thời kì sơ sinh
Do vậy cha mẹ cần nhận biết được nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ để có hướng xử lý cho đúng.
2. Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thì phải làm sao?
– Giữ môi trường sạch sẽ, trong lành: Phòng ngủ của bé cần thông thoáng và luôn được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt khi trong gia đình có người bị cảm cúm, nhiễm vi khuẩn thì cần phải được cách ly khỏi bé.
– Cho bé mặc quần áo phù hợp: Khi đi ngủ mẹ cần giữ ấm cho bé bằng cách cho bé mặc đồ ngủ liền hoặc đeo khăn vào cổ để vùng cổ không bị lạnh. Nếu trong phòng có dùng điều hòa hoặc quạt thì không được quay trực tiếp về phía bé.
– Chú ý giữ ấm cho bé vừa đủ, đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt, điều hòa chiếu thẳng vào người bé. Giữ ấm cho trẻ nhưng không được để trẻ quá nóng, toát mồ vì như vậy trẻ rất dễ bị cảm lạnh, viêm phổi.
– Tăng cường cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là không chỉ thức ăn hoàn hảo giúp trẻ sơ sinh dễ hấp thu, đảm bảo tăng trưởng, mà nó còn cung cấp các chất kháng khuẩn và chống dị ứng. Đồng thời bú mẹ đủ sẽ đáp ứng nhu cầu nước hàng ngày cho trẻ, giúp làm loãng dịch mũi và dễ đào thải mầm bệnh ra ngoài.
– Trước khi cho trẻ bú nên nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé bú nhiều hơn, thoải mái hơn. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, nhỏ mỗi bên mũi từ 1-2 giọt giúp tiêu diệt nhanh các vi khuẩn gây bệnh. Sau đó nhớ nhẹ nhàng hút dịch mũi để khai thông đường thở cho bé nhé!
– Vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách bằng việc tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo. Nước ấm có thể khiến niêm mạc mũi ẩm, giúp bé dễ chịu hơn.
3. Những điều không nên làm khi sơ sinh bị ngạt mũi
Có thể là những mẹo dân gian, hoặc những lời truyền đạt không rõ nguồn gốc mà nhiều mẹ điều trị cho bé sai cách, thậm chí những sai lầm này lại là mầm họa khiến bé có thể bị mắc thêm một số căn bệnh trầm trọng khác… Các mẹ chú ý:
– Không nên dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ: Bởi hành động này làm bí hơi, tăng áp lực, ảnh hưởng đến cánh mũi, sụn khớp vốn yếu mềm của bé. Hơn nữa miệng của mẹ cũng có vô vàn vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác.
– Không tự tiện dùng kháng sinh cho bé vì điều này không những có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu uống sai thuốc, sai liều mà còn làm giảm sức đề kháng của bé.
– Các mẹ không nên giữ ấm bé bằng cách mặc quá nhiều áo, đắp quá nhiều chăn khiến bé ngột ngạt, sự trao đổi chất qua da bị hạn chế, lại tạo thêm môi trường để vi khuẩn hoạt động và ủ bệnh.
– Một số mẹ sợ trẻ lạnh nên kiêng tắm khi bé ngạt mũi, đặc biệt là khi có dấu hiệu cảm. Tuy nhiên đây lại là một cách “ủ bệnh” cho trẻ. Vì khi trẻ không được tắm và làm sạch cơ thể thì các virus và vi khuẩn xung quanh bé vẫn tồn tại và phát triển. Các mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ, ở nơi kín gió. Chú ý tắm càng nhanh càng tốt và lau khô, mặc kín cho trẻ trước khi đưa trẻ ra ngoài.
Nếu đã thử áp dụng các lời khuyên trên mà tình trạng ngạt mũi của trẻ sơ sinh không được cải thiện, hoặc có dấu hiệu nặng hơn như trẻ khó thở, ho nhiều, sốt cao, thở nhanh, tím tái… các mẹ hãy nhanh đưa bé gặp bác sĩ, để có cách giải quyết kịp thời và đúng đắn nhé! Làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là câu hỏi lớn được đặt ra cho các bố mẹ, hãy là người nuôi con thông thái nhé!
>>> Xem thêm:
– Siro OMEGA 3 Flussig Family Bổ Sung EPA, DHA & Vitamin Cho Trẻ Em Và Người Lớn 250ml
– Tinh Chất Chữa Ho Prospan Hustentropfen Của Đức 50ml Cho Trẻ 1 Tuổi Trở Lên
– Siro Anaferon Tăng Đề Kháng Cho Bé Từ 1 Tháng Tuổi Của Nga 25ml
ND