Kinh nguyệt “trễ hẹn” là một tình trạng phổ biến với phụ nữ. Thường các chị em sẽ có hai phản ứng – hoặc là lo lắng, nghĩ đó là biểu hiện của một số bệnh, hoặc mình đã mang thai
Vậy rốt cục chậm kinh một tháng có sao không? Và nó là biểu hiện của điều gì? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết này, hãy cùng tham khảo nhé!
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vốn không lúc nào cũng ở trạng thái ổn định. Vòng kinh thông thường kéo dài khoảng từ 21-35 ngày. Tuy nhiên sẽ có những vòng kinh ít hoặc dài hơn thế. Có nhiều người còn có chu kỳ kinh nguyệt không đều và vòng kinh thay đổi theo từng tháng, du di khoảng 1-3 ngày.
Nguyên nhân thông thường gây rối loạn kinh nguyệt
– Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn uống không lành mạnh hoặc không đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới hiện tượng chậm kinh. Ví dụ như khi các chị em ăn kiêng và đột ngột cắt đi lượng chất đạm, chất béo trong khẩu phần ăn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các hormone trong nội tiết, gây chậm kinh.
– Cân nặng thay đổi đột ngột: Bên cạnh việc giảm cân quá đà, việc tăng cân nhanh chóng gây ra thay đổi thể trạng cơ thể, sản xuất ra nhiều estrogen (hợp chất đóng vai trò hormone bộ phận sinh dục nữ chính) cũng là nguyên nhân kinh nguyệt đến trễ.
– Vận động quá sức: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe chắc chắn là một điều tốt, tuy nhiên tập với cường độ cao và liên tục thì lại có thể khiến bạn bị chậm kinh. Đặc biệt đối với các bạn nữ đột nhiên đi tập vì muốn có vóc dáng đẹp. Sự thay đổi thói quen đột ngột này cũng có thể gây chậm kinh do cơ thể không có đủ calo để sản xuất lượng estogen cần thiết.
– Căng thẳng, stressed: Tâm lý cũng có thể là lý do khiến kỳ kinh nguyệt không đều. Tình trạng mệt mỏi, áp lực, mất ngủ, làm việc quá sức,… đều khiến bộ trục não bộ tuyến yên vùng trứng rối loạn, làm thay đổi thời gian rụng trứng.
Với những nguyên nhân kể trên, việc chậm kỳ kinh nguyệt chỉ là biểu hiện phản ánh lại thể trạng cơ thể của phái nữ trong khoảng thời gian gần. Để cải thiện tình trạng này, các chị em hãy yêu thương và chăm sóc bản thân mình nhiều hơn bằng cách sinh hoạt và vận động điều độ, quan tâm đến cả sức khỏe tinh thần của bản thân để điều chỉnh cơ chế sản xuất estogen ổn định, tránh việc chậm kinh nguyệt các tháng sau.
Chậm kinh là dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi khám bác sĩ
Tuy nhiên nếu bạn vẫn sinh hoạt bình thường nhưng kinh nguyệt đột nhiên không đều, hoặc chậm kinh đi kèm với bất kì triệu chứng nào đặc biệt, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cẩn thận bởi chậm kinh có thể là biểu hiện của một số trường hợp sau.
– Mang thai: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà các chị em nghĩ đến khi bản thân bị chậm kinh. Khi trứng gặp tinh trùng, lúc này lớp niêm mạc không bong ra nên không có hiện tượng ra máu/ hành kinh mà được tiếp tục nuôi dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
– Triệu chứng của một số bệnh: Có thể là một số bệnh liên quan đến máu như giảm lượng tiểu cầu trong máu, nhưng đa phần là các bệnh liên quan đến tử cung, buồng trứng sẽ gây ra hiện tượng chậm kinh.
– Thời kỳ đầu của vô kinh: Chậm kinh một tháng có thể chưa đáng lo ngại, nhưng nếu kinh nguyệt “trễ hẹn” tận 3 tháng thì đây là dấu hiện đáng báo động, có thể phản ánh hiện tượng tiền mãn kinh sớm hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác.
Điều các chị em phái nữ cần làm khi phát hiện bản thân mình bị chậm kinh nguyệt một tháng là lắng nghe và quan tâm cơ thể mình thật kỹ, cố gắng xác định chính xác nhất có thể thời gian mình bị chậm kinh so với những tháng khác và tìm ra nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
Dù bị chậm kinh hay đúng ngày, điều chị em nên quan tâm khi đến “ngày đèn đỏ” là phải vệ sinh vùng kín thật kỹ, tránh bị ngứa, dẫn tới viêm nhiễm.