Sau khi sinh em bé, nhiều mẹ bỉm sữa phát hiện kì kinh nguyệt của mình không đều, số ngày hành kinh dài hoặc ngắn hơn, lượng kinh nguyệt nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, ngày kinh bị trĩ hoãn hoặc thậm chí đến chậm bất thường. Tất cả những dấu hiệu này là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi đã mang thai một thời gian dài và đang trong quá trình điều chỉnh, cũng như sản sinh ra sữa cho con bú.
Tuy nhiên rối loạn sau khi khi nào thì cần đáng lo ngại và khám chữa, cũng như cách để cải thiện tình trạng này thì sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ đã tự điều chỉnh và thay đổi để thích nghi với việc có một em bé được sinh thành, phát triển, tiếp nhận chất dinh dưỡng thông qua mẹ. Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ tiếp tục thích ứng và tạo ra sữa mẹ tự nhiên, lúc này hormone prolactic sẽ tiết ra nhiều hơn nhằm hỗ trợ quá trình này. Tuy nhiên prolactic sẽ có tác động đến tuyến yên và buồng trứng, cụ thể hơn là làm chậm quá trình sản xuất ra hormone sinh dục nữ estrogen. Việc estrogen – vốn mang chức năng hỗ trợ thành tử cung lột các lớp lót máu ở thành tử cung gây ra kinh nguyệt hàng tháng kết hợp với tử cung co dãn sau khi sinh chưa quay trở lại kích cỡ tự nhiên ban đầu là nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ sau sinh.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan bên ngoài cơ thể khác tác động đến quá trình nội tiết bên trong khiến các mẹ bỉm sữa bị rối loạn kinh nguyệt.
Thay đổi cân nặng đột ngột sau khi sinh con là một nguyên nhân chủ yếu. Rất nhiều mẹ bỉm sữa có xu hướng tăng cân đều trong những tháng đầu tiên sau khi sinh và xuyên xuốt quá trình cho con bú, một số khác thì lại sụt cân nghiêm trọng do quá trình chăm con vất vả, giờ giấc sinh hoạt không lành mạnh,… Cân nặng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ.
Căng thẳng, stress hay nghiêm trọng hơn là hiện tượng trầm cảm sau sinh cũng là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh xáy ra và kéo dài hơn. Vốn tình trạng tâm lý của phái nữ đã luôn có tác động đến chu kì kinh nguyệt, nếu thời kì sau sinh với cơ thể chưa hoàn toàn quay trở về trạng thái bình thường lại kết hợp thêm trạng thái tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt của một số mẹ bỉm sữa có thể dài và nghiêm trọng hơn.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có nguy hiểm không?
Thực chất thì rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và là hiện tượng hoàn toàn phổ biến với các bà mẹ đang cho con bú. Trung bình khoảng 6 tháng sau khi sinh đối với các mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bộ phận sinh dục của các mẹ bầu sẽ quay trở về trạng thái bình thường. Đối với các mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ thì khoảng thời gian này có thể ngắn hơn, do hormone prolactic không được hoạt động nhiều.
Tuy nhiên các số liệu trên chỉ mang tính tương đối, do cơ địa và phong cách sinh hoạt của mỗi bà mẹ bỉm sữa đều khác nhau. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh sẽ không đáng lo ngại nếu kéo dài khoảng dưới 2 năm sau khi sinh con. Nhưng nếu mẹ bỉm sữa phát hiện cơ thể mình còn đi kèm một số triệu chứng bất thường sau đây thì bạn nên nhanh chóng đến khám ở các cơ sở phụ khoa có chuyên môn để được khám chữa kịp thời:
– Rong kinh kéo dài nhiều ngày, khi ra kinh nguyệt xuất hiện những cục máu đông có màu sẫm.
– Âm đạo có mùi hôi khó chịu. Khi quan hệ tình dục thì âm đạo bị chảy máu,… Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa.
Cách để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh cho mẹ bỉm sữa
Như đã phân tích ở trên, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở các mẹ bỉm sữa, tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan mà việc này có thể kéo dài hơn, gây ra bất tiện trong đời sống hàng ngày của phụ nữ sau sinh. Chính vì vậy mà các mẹ nên tuân theo một số nguyên tắc sau đây trong khoảng thời gian sau khi sinh con để giúp cơ thể mình nhanh chóng được điều chỉnh, quay trở về trạng thái trước khi mang thai.
– Sinh hoạt lành mạnh: cụ thể hơn là có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để giữ cho cân nặng ổn định, cố gắng ngủ đủ giấc và không làm việc quá sức. Đến một thời điểm nào đó khi cơ thể đủ khỏe mạnh, mẹ nên có những bài tập vận động nhẹ như yoga, đi bộ,… để nâng cao sức khỏe của bản thân.
– Giữ tâm lý thoải mái, nên trò chuyện và chia sẻ với chồng, gia đình và bạn bè nhiều hơn để có một trạng thái thoải mái, vui vẻ, tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.
– Tránh xa các chất kích thích như các thức uống có cồn hay thuốc lá.
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, các mẹ nên chú ý thời gian thay băng vệ sinh hợp lý, trung bình 3 tiếng/lần. Ngoài ra, cần phải đặc biệt chú ý đến “cô bé” trong những ngày này bằng việc sử dụng dung dịch vệ sinh an toàn, không gây kích ứng.