5 sai lầm mẹ hay mắc phải khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh

cach-ve-sinh-vung-kin-cho-be-gai-so-sinh

Với những phụ nữ lần đầu làm mẹ thì việc tắm rửa, vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh hẳn còn bỡ ngỡ và lúng túng. Nếu mẹ vệ sinh cho con sai cách sẽ khiến bé bị viêm nhiễm, hăm, ngứa… ảnh hưởng đến sự phát triển.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khi nói về vấn đề “vệ sinh vùng kín” không chỉ ở các cô gái mới lớn, phụ nữ có gia đình trong độ tuổi sinh sản, mà việc vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Vì vậy, ở độ tuổi nào bé gái cũng cần được vệ sinh vùng kín: Với trẻ sơ sinh thì cần có sự hỗ trợ của mẹ, đến khi bỏ bỉm thì mẹ có thể bắt đầu dạy bé vệ sinh. 

Cơ quan sinh dục của bé gái sơ sinh chưa hoàn thiện, nên cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Sau đây là 3 điều khi vệ sinh bộ phận sinh dục bé gái mà mẹ cần nắm rõ:

  • Bé gái sơ sinh có biểu mô âm đạo rất mỏng, pH trung tính
  • Âm đạo và hậu môn lại nằm gần nhau nên mẹ cần đóng bỉm thường xuyên để tránh phân hoặc nước tiểu dính lẫn nhau ở 2 khu vực này. 
  • Da vùng sinh dục của bé cũng rất mỏng, nhạy cảm, chưa có khả năng tự bảo vệ nên dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công gây hăm đỏ, ngứa và có mùi hôi.
cach-ve-sinh-vung-kin-cho-be-gai-so-sinh2

5 sai lầm mẹ mắc phải khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh

1. Rửa bằng nước lá không đảm bảo

Trẻ sơ sinh thường đóng bỉm cả ngày, khi thời tiết nóng bức bé rất dễ bị hăm đỏ ở các mép, khe, kẽ gần vùng kín. Mẹ không để ý hoặc vệ sinh chưa tốt, nhất là ở các bé gái, thì vết hăm đỏ đỏ sẽ gây đau rát, khiến con yêu khó chịu, quấy khóc. Với tình huống này, các bà, các mẹ ta hay dùng biện pháp dân gian từ các loại nước lá như: Trầu không, chè xanh… Tuy nhiên, nếu mẹ chọn lá không đảm bảo vệ sinh, có chứa tạp chất, pha nước với nồng độ không đúng tỷ lệ… sẽ sát khuẩn mạnh, gây mất cân bằng nồng độ pH và nhiễm trùng cao. 

2. Rửa với nước muối quá đặc

Mẹ nghĩ rằng cứ nước muối thì an toàn nhưng không phải như vậy. Bởi trong nước muối có tính kiềm, trong khi pH âm đạo của bé gái là trung tính, nên sẽ gây mất cân bằng môi trường pH âm đạo. Ngoài ra, nước muối có tính sát khuẩn, cần pha đúng tỷ lệ, chứ không phải cứ cho nhiều muối là sạch đâu mẹ nhé!

3. Dùng sữa tắm để vệ sinh vùng kín cho bé gái

Trong lúc tắm cho con, mẹ thường có thói quen dùng sữa tắm để vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh cho sạch sẽ, thơm tho hơn. Nhưng trong sữa tắm có thể chứa các chất tẩy rửa có thể gây kích ứng lên vùng da và tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở khu vực nhạy cảm của con.

4. Chỉ rửa vùng kín cho bé gái với nước

Việc mẹ lo ngại dùng dung dịch vệ sinh không an toàn cho con là điều dễ hiểu. Thế nhưng chỉ dùng nước sẽ không sinh vùng kín cho bé gái chưa đủ để làm sạch, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 

5. Dùng nước rửa phụ khoa của mẹ

Nước rửa phụ khoa của mẹ thường có tính kiềm nhẹ, không an toàn và phù hợp với làn da và môi trường pH của bé gái. Thậm chí, khi phụ nữ lựa chọn nước rửa phụ khoa không rõ nguồn gốc, có chứa chất tạo bọt và tính sát khuẩn cao, có thể gây hại cho vùng kín của con dễ bị viêm nhiễm hơn. Vì vậy, mẹ không nên dùng cách này để vệ sinh vùng kín cho bé gái. 

Dấu hiệu vùng kín bé gái sơ sinh bị viêm nhiễm

  • Khi vùng kín bị hăm đỏ, bé sẽ ngứa, khó tiểu tiện, dẫn đến quấy khóc. 
  • Vùng kín bé gái bị viêm có thể gây nhiễm khuẩn đường tiểu. Mẹ hãy quan sát biểu hiện là môi nhỏ dính với nhau khiến lỗ tiểu bị che kín, đi tiểu không thành dòng mà tắc và chia nhỏ tia.
  • Âm đạo bị dính giấy vệ sinh cũng có thể gây ra viêm nhiễm vùng kín. Nếu giấy có chứa hóa chất tẩy màu, mùi hương liệu hóa học sẽ gây kích ứng và dính lại bên trong vùng kín, vùng hậu môn của trẻ. Thay vì dùng giấy, khi bé ị, mẹ dùng khăn mềm nhúng nước để lau sẽ an toàn hơn. 
  • Vùng kín xuất hiện mẩn đỏ, ngứa và hăm, mụn, rôm sảy li ti do đóng bỉm quá chặt hoặc không vệ sinh đúng cách.

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách

Nhiều mẹ khi vệ sinh vùng kín cho bé gái chỉ rửa bên ngoài, đến khi thử mở hai mép môi lớn của bé thì có các mảng trắng bám rất chặt ở hai rìa, nên rất lo lắng. Hay có mẹ thì lại không đóng bỉm, để bé đi tiêu làm phân dính vào sâu bên trong giữa hai mép môi lớn. 

cach-ve-sinh-vung-kin-cho-be-gai-so-sinh1

Theo bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, khi vệ sinh vùng kín cho bé gái, mẹ không chỉ rửa bên ngoài mà phải rửa cả môi nhỏ. Các mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc oliu để bôi làm mềm mảng dơ bám trước khi rửa, bé sẽ không bị đau, đảm bảo dịu nhẹ, không gây kích ứng. Mẹ cũng nên dùng bông gòn và nước ấm để vệ sinh vùng kín cho bé gái sau khi đi tiêu. Một điều nữa cũng rất quan trọng là thay tã cho bé 3 giờ/lần, nên sử dụng tã giấy có chất lượng thấm hút tốt, khô thoáng bề mặt.

Các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh hàng ngày

  • Chuẩn bị chậu nước ấm 35-38 độ C.
  • Mẹ rửa tay sạch trước khi tắm rửa cho bé. 
  • Nhúng miếng khăn xô mềm vào nước ấm và quấn quanh ngón tay trỏ, lần lượt lau dọc xung quanh vùng kín của bé gái, các nếp gấp, môi âm đạo.
  • Dùng khăn mềm lau sạch, thấm khô vùng kín cho bé, rồi đóng bỉm và mặc quần áo.

Lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái 

  • Mẹ nhớ là lau từ trước ra sau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn để vi khuẩn từ hậu môn không xâm nhập vùng kín của bé gái.
  • Không lau rửa quá sâu khiến bé bị rát. Hãy thực hiện đúng động tác rửa từ trước ra sau để đảm bảo những.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi dùng dung dịch vệ sinh cho bé gái sơ sinh.

AD Myphamviethan.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *