Cảm cúm luôn là một trong những bệnh mà trẻ thường gặp. Khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ thường hay lo lắng và mang con đi viện. Điều này có mặt tốt và cũng có mặt không tốt. Để biết rõ thông tin này, MỸ PHẨM VIỆT HÀN mời các bạn hãy xem bài viết bên dưới. Bài viết sẽ giúp cho cha mẹ biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý điều trị khi trẻ bị cúm.
Khi trẻ bị cảm cúm thì cha mẹ thường đưa trẻ đi viện. Tuy tốt, nhưng việc sử dụng thuốc tây sẽ có tác động không tốt đối với trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Cha mẹ có thể tự chữa trị cho trẻ bị cảm cúm tại nhà chỉ với những cách đơn giản.
1. Bệnh cúm là gì, có lây hay không ?
- Bệnh cảm cúm được gây ra bởi virus cúm. Loại Virus này có 3 types gây bệnh ở người và tuỳ theo loại mà có thể gây ra dịch bệnh.
- Cảm cúm lây qua đường hô hấp. Trực tiếp qua nước bọt của bệnh nhân bắn ra khi ho và gián tiếp khi tiếp xúc xong đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Quá trình cảm cúm :
- Thời gian ủ bệnh : từ 1 – 4 ngày
- Có thể bắt đầu trước khi sốt 1 ngày, kéo dài tới 7 ngày ở người lớn thậm chí là nhiều tháng ở người bị suy giảm miễn dịch.
Khi mắc phải bệnh cảm cúm. Nếu nhẹ thì có thể để tại nhà để chữa trị, còn nếu như bệnh tiến triển xấu thì cần đưa đi viên.
2. Cảm cúm khác với cảm lạnh
Cúm (tiếng anh là Influenza hay Flu, cúm mùa: Seasonal influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.
Cảm lạnh (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường) là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó Rhinovirus chiếm phần lớn, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác khác nhau.
Cảm cúm đôi khi bị cha mẹ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Điều này rất nguy hiểm, khi cảm cúm có rất nhiều biểu hiện từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra tử vong.
Cần phải thật cẩn thận để phân biệt cảm cúm với cảm lạnh thông thường. Từ đó tìm ra biện pháp chữa trị thích hợp nhất.
3. Phòng ngừa cảm cúm thế nào ?
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm :
- Sử dụng vắc-xin
- Rửa tay bằng xà phòng
- Tăng cường dinh dưỡng
- Tập luyện thể thao
Việc tiêm vắc-xin có những lưu ý như :
- Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
- Biện pháp chính phòng ngừa cảm cúm và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
- Hiệu quả phòng bệnh bắt đầu sau tiêm từ 2 – 3 tuần ( hiệu quả 50% – 80% )
4. Dấu hiệu trẻ bị cảm cúm
Khi trẻ bị nhiễm phải cảm cúm thì trẻ sẽ có những dấu hiệu như :
- Sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi, ho,…
- Bệnh biển chuyển nặng sẽ gây ra : Sưng họng, ho, sốt nhẹ và bắt đầu lười bú.
- Nước mũi dần chuyển từ lỏng sang đặc quánh, từ trong suốt dần sang đục có màu vàng hoặc xanh lá cây.
Lưu ý : đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì cha mẹ khi phát hiện trẻ bị cảm cúm hãy đưa ngay đến bệnh viện. Còn với những trẻ lớn hơn thì cũng có những cách chăm sóc cho bé tại nhà mà không cần đi viện.
5. Biến chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Viêm tai giữa ( viêm nhiễm trùng tai )
Khoảng 5 – 15 % trường hợp cảm cúm ở trẻ em phát triển thành nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
Thở khò khè
Cảm cúm có thể gây thở khò khè, ngay cả khi trẻ em không có bệnh suyễn.
Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp
Bao gồm viêm họng do Streptococcus, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Các trường hợp nhiễm khuẩn này cần được bác sĩ đánh giá và đưa hướng điều trị phù hợp.
6. Cách trị cảm cúm cho trẻ
- Nghỉ ngơi thật nhiều : Khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ nên để cho con nghỉ ngơi thật nhiều và tạo cảm giác vui vẻ bằng các trò chơi và đồ chơi.
- Làm ấm không khí xung quanh : Nên làm ấm và ẩm không khí xung quanh để giúp nước mũi của trẻ lỏng hơn. Trẻ sẽ hô hấp dễ hơn.
- Sử dụng dụng cụ xịt rửa mũi : Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi, vì vậy rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn.
- Dầu nóng cho bé : Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh bị cảm như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cám cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu những sự khó chịu gây ra bởi bệnh.
- Uống nhiều nước : Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời làm loãng dịch tiết mũi của bé, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Với bé 6 tháng tuổi trở lên, mẹ đã có thể cho uống nước trắng.
- Cho bé ngủ gối cao : Khi cho trẻ ngủ, hãy dùng gối mềm để kê cao đầu của bé ( chỉ thích hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên ).
- Sử dụng mật ong trị cúm : mật ong được khuyến cáo là rất an toàn cho trẻ sơ sinh.
7. Cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm
- Hạn chế trẻ ra khỏi phòng để tránh lây bệnh cho người khác. Nếu phải ra khỏi phòng thì cần sử dụng khẩu trang cho trẻ.
- Hạn chế người tiếp xúc với trẻ. Nếu có tiếp xúc cần đeo khẩu trang.
- Phối hợp dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho (nếu có) và/hoặc thuốc kháng sinh cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Vệ sinh mắt, mũi, họng của trẻ hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%
- Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay.
- Nuôi dưỡng: Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa và uống nhiều nước nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C.
- Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô, và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng.
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời lạnh.
- Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.
Vậy là chúng ta đã đi qua bài viết về nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị cảm cúm. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp được cho cha mẹ biết được tại sao con bị cảm cúm. Cách chăm sóc và chữa trị cho bé.
Tuka