Kinh nguyệt là dấu hiệu quan trọng báo hiệu sự trưởng thành của nữ giới: trứng rụng khi không được thụ tinh làm tổ sẽ làm bong các lớp niêm mạc gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, diễn ra theo chu kỳ với các bạn gái.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ là khoảng 28 đến 32 ngày, ngày hành kinh trung bình kéo dài 3 đến 5 ngày tùy vào thể trạng, cơ địa và tâm sinh lý của mỗi người. Tuy nhiên, ở một số nữ giới, đặc biệt là các bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì thì chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều do nhiều tác động khác nhau.
Thế nào là kinh nguyệt hoạt động bình thường?
Bạn gái sẽ bắt đầu quá trình trưởng thành và xuất hiện kinh nguyệt trong khoảng từ năm 11 – 16 tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào thể trạng, sự phát triển thể chất của mỗi người. Tuy nhiên phụ huynh nên lưu ý theo dõi, nếu sau 16 tuổi bé gái chưa có bất kỳ dấu hiệu hành kinh nào thì cần đưa tới bác sỹ thăm khám để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Với chu kỳ kinh bình thường, lượng máu kinh trung bình trong một ngày sẽ phải dùng tới 3 đến 5 miếng băng vệ sinh. Máu kinh nguyệt bình thường sẽ có màu đỏ tươi, không tanh, mùi hơi nồng và không có dấu hiệu bị đông.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì, buồng trứng của nữ giới chưa phát triển hoàn thiện, nội tiết tố hoạt động chưa ổn định nên rất nhiều bạn gái sẽ bị rối loạn kinh nguyệt nếu không biết chăm sóc cơ thể đúng cách. Sự tác động của các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, căng thẳng về thần kinh, chế độ sinh hoạt/ăn uống/tập luyện hằng ngày hoặc các bệnh lý ở tuyến giáp, tử cung,…cũng gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
Nếu ở độ tuổi dậy thì và kinh nguyệt chưa ổn định, đừng vội lo lắng mà hãy lắng nghe cơ thể mình, xem vấn đề đang gặp ở đâu để tìm cách khắc phục nhé.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt là sự thay đổi liên tục của chu kỳ kinh, lượng máu kinh hay màu sắc của kinh nguyệt, hoặc một số biểu hiện khác. Cụ thể như sau:
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều: nếu một chu kỳ bình thường là từ 28 đến 32 ngày, tính từ ngày đầu tiên có hiện tượng hành kinh của chu kỳ này cho đến ngày đầu tiên có hiện tượng hành kinh ở chu kỳ kế tiếp. Nếu có chu kỳ kinh lớn hơn 32 ngày hoặc ít hơn 28 ngày thì thường được coi là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
– Rong kinh: số ngày hành kinh bình thường ở một người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường và đều rơi vào khoảng 3 đến 7 ngày. Nếu số ngày hành kinh lớn hơn 7 ngày, (có thể có hoặc không) biểu hiện đau bụng kinh thì được coi là rong kinh.
– Thiểu kinh: số ngày hành kinh nhỏ hơn 3 ngày với lượng máu được đào thải dưới khoảng 30ml được coi là hiện tượng thiểu kinh.
– Vô kinh được chia thành vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát. Vô kinh thứ phát là hiện tượng nữ giới chỉ thấy kinh nguyện 2-3 lần trong 1 năm, nghĩa là ít nhất 3 tháng mới hành kinh 1 lần. Vô kinh nguyên phát là hiện tượng nữ giới khi tới tuổi dậy thì (khoảng 12 – 13 tuổi) vẫn chưa có biểu hiện hành kinh, kinh nguyệt xuất hiện rất muộn (vào khoảng sau 16 tuổi).
– Thống kinh (hay còn gọi là đau bụng kinh) là biểu hiện đau bụng dữ dội trước và trong những ngày có kinh nguyệt. Cơn đau có thể khiến nữ giới tụt huyết áp, toát mồ hôi thậm chí ngất xỉu.
-Màu sắc máu kinh thay đổi: màu máu bất thường sẽ có các cục máu đông, máu màu đỏ sậm hoặc hồng nhạt.
Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người mà các biểu hiện tiền kinh nguyệt (biểu hiện trước kỳ kinh nguyệt) như mọc mụn trứng cá, thay đổi cảm xúc, thay đổi tiêu hóa,…xuất hiện theo hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân thì cũng được coi là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Khi đã có những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra rối loạn, các bạn gái có thể nghiên cứu và áp dụng các phương pháp khắc phục dưới đây:
– Bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng chất sắt cao (có ích trong quá trình tái tạo hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu), hay các thực phẩm lành mạnh khác như rau củ quả tươi, hạt ngũ cốc, các loại hạt, đậu,….
– Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện: tạo lập thói quen lành mạnh, khoa học để mang đến một tâm lý vui tươi, thoải mái cùng một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
– Trong trường hợp cần sự tác động của thuốc, viên uống giảm đau thì cần tham khảo chỉ định của bác sĩ hoặc từ những người có chuyên môn.
Và một phương pháp cực kỳ đơn giản khác đó chính là giữ gìn vệ sinh vùng kín. Bởi có thể ở độ tuổi dậy thì, bạn gái chưa hiểu hết về sức khỏe sinh sản và cách chăm sóc cơ thể, bởi vậy chưa biết cách làm đúng. Giữ gìn sức khỏe vùng kín, ngăn chặn các trường hợp viêm nhiễm nắm ngứa vùng kín cũng góp phần không nhỏ vào việc loại bỏ tình trạng kinh nguyệt không đều.
Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày với sự kết hợp của các thành phần thảo dược cùng các thành phần dưỡng da khác không chỉ có tác dụng làm sạch, khử mùi mà còn có tác dụng dưỡng da vùng kín, phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả tuổi dậy thì – lứa tuổi có nhiều sự nhạy cảm nhất. “>>>Xem ngay: Mách chị em cách lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất“.
Theo: AD Myphamviethan.com