Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều biến đổi về thể chất lẫn tâm lý. Theo dữ liệu khảo sát thực tế, do có sự thay đổi về nội tiết tố bên trong và kích cỡ của tử cung mà có tới 40% mẹ bầu thường có triệu chứng bị ngứa khi ở cuối thai kỳ. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ và bé nhưng lại khiến người mẹ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.
Vậy có cách nào dể giảm đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở tháng cuối thai kỳ hay không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Việt Hàn Khám phá qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra ngứa ở tháng cuối thai kỳ
- Do sự căng giãn da hay rạn da bởi thay đổi sinh lý – kích thước của thai nhi hoặc bởi cơ thể người mẹ tăng cân khiến mẹ bầu có cảm giác ngứa ngáy râm ran ở vùng da ở bụng, đùi, mông, ngực,…
- Do tình trạng viêm nang lông ở các khu vực có lông của phụ nữ như nách, chân, tay, vùng kín: các lớp lông ở điều kiện bình thường vẫn làm tốt nhiệm vụ chức năng của nó là bảo vệ các khu vực trên cơ thể. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, do sự thay đổi của các hormone khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, mồ hôi tiết ra nhiều dẫn tới việc lỗ chân lông bị tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hình thành và phát triển trên da, da nổi mụn gây viêm ngứa;
- Do sự thay đổi pH ở khu vực vùng kín khiến khu vực vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu;
- Do đổ mồ hôi nhiều nên mẹ bầu cũng dễ bị mắc rôm sảy ở những vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, gáy, ngực, lưng,…
- Do các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa lây truyền qua đường tình dục;
- Do tiền sử các bệnh về da của mẹ bầu;
- Do chứng mật kém lưu thông (ứ mật trong gan) gây ngứa và khô da;
- Do bị mắc bệnh trĩ dẫn tới tình trạng ngứa hậu môn.
Khắc phục tình trạng ngứa ở tháng cuối của bà bầu
- Tuyệt đối không cào, gãi khi ngứa: các mẹ có thể cắt cơn ngứa bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh khu vực bị ngứa bằng khăn hoặc túi chườm. Việc dùng tay hay các cách khác để gãi vào khu vực bị ngứa sẽ càng làm tình trạng ngứa trở nên nặng hơn, có thể trở thành bệnh ngứa mãn tính và nguy cơ để lại nhiều di chứng sau này;
- Sử dụng các loại tinh dầu, gel được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên lành tính để giữ ẩm và chống rạn da. Đặc biệt, khi dưỡng da vùng bụng cần xoa/bôi kem nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung;
- Nên lựa chọn sử dụng những bộ đồ rộng để chúng không cọ xát nhiều vào da, chất liệu cotton hoặc các chất liệu thoáng mát khác có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại;
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học: uống đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày, bổ sung vitamin A, vitamin D hằng ngày. Tránh những loại thức ăn có tính nóng và dễ gây kích ứng như đồ ăn nhanh, ớt, sả,…
- Duy trì thói quen tập thể dục hoặc vận động đều đặn hàng ngày không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng thuyên giảm đi phần nào.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể và tuyệt đối không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh…có tính tẩy rửa mạnh. Nên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất thành phần thiên nhiên, có tính dịu nhẹ (mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm được sản xuất dành riêng cho da nhạy cảm).
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay đồ lót mới hàng ngày. Khi vệ sinh vùng kín cần lưu ý làm sạch từ trước ra sau, không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo. Dùng khăn bông khô, sạch thấm sạch vùng kín trước khi mặc đồ. Đồ lót nên lựa chọn loại có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Khi tình trạng ngứa không thuyên giảm và ngày càng trở nên nặng hơn, mẹ bầu cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để nhận được những lời khuyên từ các bác sĩ có chuyên môn, tránh tự tìm hiểu và mua thuốc trị ngứa ngoài hiệu thuốc.
Các trường hợp cần phải thăm khám bác sĩ
Khi tình trạng ngứa ở tháng cuối thai kỳ không tự hết mà kéo dài trong 1 khoảng thời gian, ngày càng trở nên nghiêm trọng cùng những biểu hiện sau đây mẹ bầu cần chủ động đến gặp bác sĩ có chuyên môn để thăm khám tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngứa ngáy khó chịu và có phương án điều trị phù hợp, an toàn với phụ nữ có thai.
- Ngứa toàn thân đi kèm triệu chứng vàng da;
- Ngứa đi kèm sốt phát ban;
- Ngứa đi kèm với các tổn thương ngoài da như vảy nến, chàm,….
- Ngứa đi kèm với dấu hiệu nóng rát âm đạo.
Như đã nói ở trên, bị ngứa ở tháng cuối thai kỳ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con nhưng gây ra không ít triệu chứng khó chịu. Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và có những biện pháp phòng tránh, điều trị hiệu quả an toàn thì mẹ bầu hoàn toàn có thể loại bỏ được tình trạng ngứa ngáy, tâm lý trở nên thoải mái hơn và sẵn sàng để chào đón em bé đến với gia đình.
Để hạn chế tình trạng này, các mẹ nên vệ sinh vùng kín đều đặn mỗi ngày. Nên dùng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ Ziaja để giảm thiểu khả năng viêm nhiễm, để “cô bé” se khít, hồng hào.